Học bổng Du học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Top các ví dụ điển hình về tái định vị thương hiệu, từ thành công cho đến thất bại

Go down

Top các ví dụ điển hình về tái định vị thương hiệu, từ thành công cho đến thất bại Empty Top các ví dụ điển hình về tái định vị thương hiệu, từ thành công cho đến thất bại

Bài gửi  huong_1998 Fri Oct 20, 2023 4:52 pm

Tái định vị thương hiệu là một thuật ngữ marketing được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm thị trường và nhu cầu khách hàng không ngừng biến đổi. Bởi quá trình thay đổi này đã mang lại sự “lột xác” bất ngờ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào lựa chọn phương pháp tái định vị thương hiệu cũng mang lại thành công. Hãy cùng GoACADEMY khám phá 6 ví dụ điển hình sau đây.
Top các ví dụ điển hình về tái định vị thương hiệu, từ thành công cho đến thất bại 9-khong-lap-ngan-sach-tiep-thi-2
Khi nào doanh nghiệp cần tái định vị thương hiệu
Khi nào thì doanh nghiệp cần tái định vị thương hiệu trong thời buổi kinh tế thị trường luôn luôn thay đổi? Dưới đây là một số trường hợp:
- Hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp mang những nét tương đồng với đối thủ cạnh canh. Thương hiệu không có bản sắc riêng và mờ nhạt trong nhận thức và mức độ nhận biết của người tiêu dùng còn hạn chế.
- Doanh nghiệp chưa đạt được sự phát triển mong muốn. Có nghĩa là thương hiệu đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường nhưng chưa thật sự khai thác và tận dụng hết nguồn khách hàng tiềm năng.
- Doanh nghiệp có chiến lược marketing chưa phù hợp với đối tượng khách hàng cũng như thị trường hiện hành.
Ví dụ về tái định vị thương hiệu thành công
Đã có rất nhiều doanh nghiệp có bề dày lịch sử lâu đời thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu và mang lại thành công vượt bậc. Đó chính là những bài học lớn giúp các doanh nghiệp học hỏi và tìm cho mình một lối đi riêng.
Siêu thị Go – Big C
Big C được biết đến là một trong những “anh lớn” của ngành bán lẻ Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua. Tái định vị thương hiệu của siêu thị Go – Big C là một phần trong chiến Là một phần trong chiến lược mở rộng thương hiệu trên diện rộng tại Việt Nam do tập đoàn Central Retail đứng đầu.
Chiến lược chú trọng việc chuyển đổi tên thương hiệu từ “Big C” sang “GO!” kết hợp với việc cải tiến không gian mua sắm, chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và sự am hiểu của doanh nghiệp đối với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đã khiến cho chiến dịch này không bị “phản tác dụng” mà còn mang lại những hiệu quả tuyệt vời. Người tiêu dùng không quá sốc khi thương hiệu quen thuộc bị đổi tên, mà thay vào đó là sự thích nghi và dần trở ên quen thuộc với người Việt.
Ngân hàng Vpbank
Năm 2022, ngân hàng Vpbank đã thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu lần thứ 2 sau 12 năm. Chiến dịch lần này tập trung vào việc thay đổi slogan với người tiêu dùng Việt và tinh chỉnh logo nhằm mang lại một phong cách mới.
Theo đó, doanh nghiệp thay đổi thông điệp từ “Hành động vì những ước mơ” thành “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, đây là sự tiếp nối về những ấp ủ được gửi gắm từ tên gọi của ngân hàng -“Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng”. Tuy là chiến lược mới được thực hiện trong năm nay, tuy nhiên ngân hàng đã được đón nhận tích cực từ người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ Việt.
Biti’s
Nhiều bạn trẻ đam mê âm nhạc và phong cách hiện đại không thể không biết được sự “bùng nổ” trở lại của thương hiệu giày dép Việt vào thời điểm những năm 2017 – 2018. Chiến dịch tái định vị thương hiệu của Biti’s bao gồm tung ra bộ nhận diện thương hiệu mới và định hướng thương hiệu đến đối tượng khách hàng là giới trẻ, người yêu thích sự năng động.
Bên cạnh những thay đổi về hình ảnh cũng như tái định vị nhận thức của khách hàng với thương hiệu, chiến dịch mời các ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ. Biti’s đã tung ra dòng sản phẩm mới kết hợp marketing trong các MV âm nhạc triệu view, đánh vào đối tượng khách hàng mục tiêu đã tạo ra sự “bùng nổ” và đánh dấu sự quay trở lại của một thương hiệu Việt.
Tập đoàn viễn thông Viettel
Một trong những chiến dịch tái định vị thương hiệu thành công và gây tiếng vang lớn tại Việt Nam đáng được kể đến của tập đoàn viễn thông Viettel. Hình ảnh và hệ thống nhận diện được thay đổi hoàn toàn từ màu xanh – vàng sang màu chủ đạo là đỏ. Viettel định hướng doanh nghiệp chuyển mình từ “nhà khai thác viễn thông” thành nhà “tiên phong kiến tạo xã hội số” nhằm đưa khách hàng đến gần hơn với công nghệ số và nâng cao dịch vụ trở nên hiện đại hơn.
>>> Tìm hiểu thêm về: Định vị thị trường là gì? Các chiến lược định vị thị trường hiệu quả.
Ví dụ về chiến lược tái định vị thất bại
Không phải lúc nào chiến dịch tái định vị của một thương hiệu cũng có thể thành công, ngoài thành công thì cũng có những thất bại. Dưới đây, GoACADEMY sẽ nêu một số ví dụ cụ thể để bạn tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp của mình.
GAP: Logo mới khiến công chúng cảm thấy vị xúc phạm
Vào tháng 10 năm 2010, thương hiệu GAP đã bắt đầu sự chuyển mình nhằm có những bước tiến mới cho thương hiệu. Tuy nhiên, chiến dịch này đã nhận được sự phản đối dữ dội người người tiêu dùng do những sai sót trong quá trình làm mới hình ảnh logo. Người tiêu dùng cảm thấy bị xúc phạm, làn sóng phản đối ngày càng gia tăng trong thời gian ngắn, đặc biệt là GAP đã phải gấp rút đổi lại logo chỉ trong vòng 1 tuần và tiêu tốn gần 100 triệu đô cho 1 tuần sử dụng logo mới.
Các phản đối về hình ảnh, diện mạo mới của người tiêu dùng dành cho GAP đã tự phá hoại logo của chính họ, logo được thiết kế không chuyên nghiệp. Điều này có lẽ là vì đơn vị Agency chịu trách nhiệm thiết kế đã không nắm được giá trị cốt lõi của thương hiệu, hoặc sự điều chỉnh này khâu chuẩn bị và nghiên cứu chưa được kỹ lưỡng.
MasterCard: Đơn giản là 1 logo xấu xí
MasterCard là công ty tài chính thanh toán đa quốc gia đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới và in sâu trong nhận thức của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vào năm 2006, một chiến dịch tái định vị thương hiệu, cụ thể là thay đổi hình ảnh logo mới, điều này cũng gây ra một số phản đối nhất định về hình ảnh thiết kế không được đẹp mắt. Tuy răng mức độ tranh cãi không quá dữ dội nhưng ​​MasterCard đã đưa ra quyết định sử dụng lại hình ảnh logo cũ.
Với quyết định sử dụng lại logo cũ, MasterCard đã không phải hối hận khi thương hiệu và hình ảnh logo này đã đi sâu hơn trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Chúng được sử dụng như một công cụ thanh toán cần thiết tại nhiều quốc gia hoặc bất cứ nơi đâu mà MasterCard đặt chân đến.
Như vậy là GoACADEMY vừa tổng hợp các ví dụ điển hình về việc tái định vị thương hiệu, hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để triển khai công việc trên hiệu quả.

huong_1998

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 14/09/2023

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết