Học bổng Du học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản

Go down

Nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản Empty Nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản

Bài gửi  tngvietnam Tue Mar 09, 2021 3:01 pm

Nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản

I. Trang phục Nhật Bản
Nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản 1

Kimono (chữ Hán: 着物; Kana: きもの; Hán Việt: "Trứ vật", nghĩa là "đồ để mặc") hoặc còn gọi là Wafuku (和服; わふく; Hán Việt: "Hòa phục", nghĩa là "y phục Nhật"), là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono không đơn thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật.
Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.

II. Ẩm thực Nhật Bản - nền ẩm thực đa dạng

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản được thế giới biết đến với sự trau chuốt, tỉ mỉ cũng như tinh tế, nếu bạn là tín đồ của ẩm thực thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua các món ăn tuyệt vời của Nhật Bản.
Vào tháng 12 năm 2015, “ẩm thực Nhật Bản” (văn hóa ẩm thực Nhật Bản) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. “ẩm thực Nhật Bản” ở đây không phải để chỉ món ăn mà là “Phong tục liên quan đến ẩm thực”.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản có những nét đặc trưng sau:
• Cân bằng dinh dưỡng tốt
• Nhiều phương pháp nấu ăn
• Tận hưởng 4 mùa khác biệt rõ rệt
• Văn hóa ẩm thực có liên quan mật thiết với các sự kiện trong năm

III. Sinh sống


Ngôi nhà là một ví dụ điển hình cho văn hóa Nhật: có lối vào, sàn nhà, cửa trượt,… mang đậm phong cách kiến trúc chỉ có ở đất nước này. cùng xem một ngôi nhà Nhật sẽ có những nét đặc trưng kiến trúc nào nhé!
【Lối vào】
Nhà Nhật thường có chỉ có 1 lối vào chính được gọi là “genkan”, chúng ta sẽ cởi giày và đặt ở đây rồi mới vào nhà. Nhật Bản không giống những đất nước khác, việc cởi giày và đặt ngay ngắn (mũi giày hướng ra phía cửa ra vào để khi đi ra có thể dễ dàng xỏ luôn) trước khi vào nhà được coi là lễ nghi tối thiểu.
【Tokonoma】
Tokonoma là không gian trang trí các đồ vật nghệ thuật như đặt bình hoa, đồ gốm,… trong khoảng trống tường âm của căn phòng. Mặc dù được bố trí ở những góc tường âm không quá lớn trong phòng, nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của toàn bộ căn phòng. Thật độc đáo phải không nào!
【Hikido】
Hikido là cửa được đóng và mở bằng cách trượt trên đường trục. So với cửa mở thông dụng, Hikido có những ưu điểm như dễ mở và không cần không gian khi mở. Loại cửa này là thiết kế tối ưu đối với những căn nhà hẹp.

IV. Phong tục chào hỏi
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu về cách chào hỏi trong từng hoàn cảnh.
【Chào hỏi trong lần gặp đầu tiên】
Khi chào hỏi trong gặp mặt lần đầu tiên, người Nhật có phong tục là sẽ cúi đầu sau khi giới thiệu tên.
Nếu đó là khi gặp các đối tác kinh doanh, bạn sẽ trao đổi danh thiếp. Khi trao đổi danh thiếp, có những cách cư xử như: “đưa danh thiếp của bạn sau khi giới thiệu tên công ty và tên mình” hoặc “Nhận danh thiếp từ đối phương bằng 2 tay” (tuyệt đối không nhận bằng một tay),…
【Chào hỏi những người đã giúp đỡ mình】
Tại Nhật Bản, có những phong tục tặng tặng quà vào giữa năm, được gọi là “ochugen” hay “oseibo” – quà cuối năm để bày tỏ lòng biết ơn những người đã giúp mình. Thời gian tặng quà của “ochugen” là từ đầu tháng 7 đến khoảng giữa tháng 7, Và của “oseibo” là từ đầu tháng 12 đến khoảng ngày 20. Tuy nhiên, thời gian tặng quà này sẽ thay đổi tùy theo khu vực, vùng miền.
Người được nhận quà là các cấp cao trong công ty như giám đốc, hay họ hàng thân thích. Quà tặng sẽ là bánh kẹo, hoa quả hay đặc sản,… Việc xem xét mối quan hệ giữa mình và người nhận quà để quyết định quà tặng là điều rất quan trọng!

V. Nghệ thuật truyền thống
Về nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, dưới đây là các ví dụ tiêu biểu:
【Nghệ thuật truyền thống】
• Kịch Kabuki
• Múa rối Bunraku
• kịch No
【Nghệ thuật đại chúng】
• Rakugo
• Nghệ thuật Cắt giấy
• Hòa thê
• Kể chuyện lịch sử
• Nhào lộn
Thời gian tổ chức và khu vực tổ chức khác nhau tùy vào khu vực.

VI. Sự kiện thường niên
Nhật Bản có rất nhiều các sự kiện trong năm, dưới đây là những sự kiện tiêu biểu:
• Năm mới (tháng 1)
• Tiết phân (ngày 3 tháng 2)
• Lễ hội đào (ngày 3 tháng 3)
• Ngày lễ trẻ em (5/5)
• Ngưu Lang Chức Nữ (ngày 7 tháng 7)
• Lễ hội Obon (từ ngày 13 tháng 8 đến khoảng 16 ※)
Ngoài những ngày lễ trên, còn có những ngày kỷ niệm như: “Ngày của mẹ” (Ngày chủ Nhật cuối cùng của tháng 5), “Ngày của cha” (Ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6), “Ngày công dân cao cấp” (Thứ hai của tuần thứ thứ ba của tháng 9). Vào những ngày kỷ niệm này, Người Nhật sẽ gửi lời cảm ơn, tặng quà đến cha mẹ và ông bà.

Văn hóa Nhật Bản là một trong những yếu tố thu hút du khách nước ngoài cũng như du học sinh tới đây học tập, trải nghiệm cuộc sống của người Nhật. Nếu các bạn trẻ có niềm yêu thích với nước Nhật giống mình, hãy cùng chúng mình tham khảo về du học Nhật Bản nhé: https://toididuhocstudystories.wordpress.com/2021/03/05/du-hoc-nhat-ban-nhung-kien-thuc-quan-trong-khong-the-thieu/
tngvietnam
tngvietnam

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 18/12/2020
Age : 27
Đến từ : Hà Nội

http://tngvietnam.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết